Một bản khai thác zero-day mới và chưa được vá lỗi vừa được phát hành, cùng với POC, cho phép kẻ tấn công có thể thực thi mã từ xa trên các thiết bị Windows Print Spooler đã được vá đầy đủ.
Một vài nhà nghiên cứu tiến hành kiểm tra khai thác POC bị rò rỉ trên hệ thống máy chủ Windows 2019 đã được vá đầy đủ và có khả năng thực thi mã dưới dạng SYSTEM.
Việc rò rỉ thông tin chi tiết về lỗ hổng này vô tình xảy ra do nhầm lẫn với một vấn đề khác, CVE-2021-1675, cũng ảnh hưởng đến Print Spooler mà Microsoft đã vá trong đợt giới thiệu bản cập nhật bảo mật tháng này.
Ban đầu, Microsoft phân loại CVE-2021-1675 là vấn đề leo thang đặc quyền, mức độ nghiêm trọng cao. Tuy nhiên, một vài tuần sau, công ty đổi thành mức độ nghiệm trọng và ảnh hưởng đến việc thực thi mã từ xa mà không cung cấp thêm bất kỳ chi tiết nào.
Các nhà nghiên cứu thuộc ba công ty an ninh mạng (Tencent, AFINE, NSFOCUS) phát hiện ra CVE-2021-1675, tuy nhiên việc phân tích Windows Print Spooler có sự tham gia của nhiều nhóm.
Vào ngày 28 tháng 6, nhà cung cấp bảo mật QiAnXin của Trung Quốc thông báo, họ đã tìm ra cách khai thác lỗ hổng để đạt được cả leo thang đặc quyền cục bộ và thực thi mã từ xa, đồng thời xuất bản một video demo.
Xem video khai thác và tin rằng cùng là một vấn đề, các nhà nghiên cứu thuộc công ty bảo mật Sangfor (Trung Quốc) quyết định phát hành bản ghi kỹ thuật và bản khai thác thử nghiệm, gọi là lỗi PrintNightmare.
Tuy nhiên, PrintNightmare không giống với CVE-2021-1675 – nhận được bản vá vào ngày 8 tháng 6. Thực chất, PrintNightmare là một lỗ hổng zero-day mới trong Windows Print Spooler, và cần được vá.
Mitja Kolsek, Giám đốc điều hành của Acros Security và là đồng sáng lập của dịch vụ micropatching 0Patch, đã xóa bỏ sự nhầm lẫn. Mitja Kolsek chỉ ra các chi tiết kỹ thuật mà các nhà nghiên cứu AFINE phát hành cho CVE-2021-1675 hoàn toàn khác so với những gì các nhà nghiên cứu Sangfor công bố ngày 30 tháng 6.
Tóm lại, PrintNightmare là một lỗ hổng nghiêm trọng khác và cần được xử lý phù hợp.
Ngày 7 tháng 7, Microsoft phát hành bản cập nhật bảo mật khẩn cấp KB5004945 để giải quyết lỗ hổng PrintNightmare bị khai thác trong dịch vụ Print Spooler. Tuy nhiên, bản vá chưa hoàn chỉnh và lỗ hổng vẫn có thể bị khai thác cục bộ để đạt được các đặc quyền SYSTEM.
Lỗi thực thi mã từ xa (được gán mã hiệu là CVE-2021-34527) cho phép kẻ tấn công chiếm các máy chủ bị ảnh hưởng thông qua thực thi mã từ xa (RCE) với các đặc quyền SYSTEM. Điều này cho phép tin tặc cài đặt chương trình, xem, thay đổi hoặc xóa dữ liệu và tạo nhiều tài khoản mới với đầy đủ đặc quyền người dùng.
Hướng dẫn chi tiết về cách cài đặt các bản cập nhật bảo mật khẩn cấp này ở dưới đây:
- Windows 10, phiên bản 21H1 (KB5004945)
- Windows 10, phiên bản 20H1 (KB5004945)
- Windows 10, phiên bản 2004 (KB5004945)
- Windows 10, phiên bản 1909 (KB5004946)
- Windows 10, phiên bản 1809 và Windows Server 2019 (KB5004947)
- Windows 10, phiên bản 1507 (KB5004950)
- Windows 8.1 và Windows Server 2012 (Bản tổng hợp hàng tháng KB5004954/Bản bảo mật KB5004958)
- Windows 7 SP1 và Windows Server 2008 R2 SP1 (Bản tổng hợp hàng tháng KB5004953/Bản bảo mật KB5004951)
- Windows Server 2008 SP2 (Bản tổng hợp hàng tháng KB5004955/Bản bảo mật KB5004959)
Theo Microsoft, các bản cập nhật bảo mật vẫn chưa được phát hành cho Windows 10 phiên bản 1607, Windows Server 2016 hoặc Windows Server 2012, nhưng chúng cũng sẽ sớm được phát hành.
“Các bản ghi chú liên quan đến các bản cập nhật này có thể xuất bản sau khoảng một giờ sau khi các bản cập nhật có sẵn để tải xuống” – Microsoft cho biết. “Các bản cập nhật cho các phiên bản Windows được hỗ trợ bị ảnh hưởng còn lại sẽ được phát hành trong những ngày tới”.
Sau khi Microsoft phát hành bản cập nhật out-of-band, nhà nghiên cứu bảo mật Matthew Hickey xác minh rằng bản vá chỉ sửa lỗi RCE, không sửa lỗi leo thang đặc quyền cục bộ LPE.
Tức là, bản sửa lỗi chưa được hoàn chỉnh, do đó, các tác nhân đe dọa và phần mềm độc hại vẫn có thể khai thác cục bộ lỗ hổng để đạt được các đặc quyền SYSTEM.
Microsoft kêu gọi khách hàng cài đặt các bản cập nhật out-of-band ngay lập tức để giải quyết lỗ hổng PrintNightmare.
Những ai không thể cài đặt các bản cập nhật này càng sớm càng tốt nên xem phần FAQ và Workaround để thông tin về cách bảo vệ hệ thống của bạn khỏi lỗ hổng bảo mật này.
Các lựa chọn giảm thiểu khả năng tấn công gồm vô hiệu hóa dịch vụ Print Spooler để loại bỏ khả năng in cục bộ và từ xa hoặc tắt tính năng in từ xa đến thông qua Group Policy để loại bỏ các cuộc tấn công từ xa.
Trong trường hợp thứ hai, Microsoft nói rằng “hệ thống sẽ không còn hoạt động như một máy chủ in, nhưng vẫn có thể in cục bộ tới một thiết bị được gắn trực tiếp”.
CISA cũng đã công bố một thông báo về ngày zero-day của PrintNightmare vào tuần trước, khuyến khích các quản trị viên tắt dịch vụ Print Spooler trên các máy chủ không được sử dụng để in.
RpcAddPrinterDriverEx() là kẻ liên quan đến cuộc tấn công.